Showroom: 50/3 Ba Vân, P.14, Tân Bình (08h00 - 20h00, T2 - T7)

Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay

Tác giả: Luzo Home

Từ lâu, đồ nội thất bằng gỗ vốn được ưa chuộng bởi vừa có vẻ ngoài thẩm mỹ cao, vừa có đặc tính chống ẩm, chịu nhiệt và mối mọt tốt. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc đâu là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến? Hay làm sao để phân biệt các loại gỗ công nghiệp trên thị trường để có sự lựa chọn đúng đắn nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn, cùng khám phá nhé!

1. Tổng quan về các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là sản phẩm có nguồn gốc tái sinh từ ngọn cành của cây gỗ tự nhiên, được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ; cùng với keo và chất kết dính để định hình tạo thành tấm ván lớn.

các loại gỗ công nghiệp

Cấu tạo của các loại gỗ công nghiệp làm nội thất gồm 2 thành phần là lớp cốt và lớp phủ bề mặt.

Hầu hết các loại gỗ công nghiệp trên thị trường được sản xuất tại Việt Nam, hoặc nhập khẩu từ Malaysia, Trung Quốc với kích thước tiêu chuẩn là 1.220mm x 2.440mm. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng mà có các khổ ván lớn khác như 1.530mm x 2.440mm, 1.830mm x 2.440mm và 1.830mm x 4.300mm…

2. Vì sao gỗ công nghiệp lại được ưa chuộng?

Không phải ngẫu nhiên mà các loại gỗ công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất như văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học… Tất cả là nhờ ván gỗ công nghiệp mang lại 3 lợi ích nổi bật:

  • Mẫu mã đa dạng, đáp ứng mọi phong cách nội thất từ cổ điển, hiện đại đến sang trọng.
  • Độ bền cao, không bị co ngót do thời tiết hay cong vênh, mối mọt theo thời gian. Một số cửa hàng nội thất còn thêm lớp phủ bề mặt Acrylic, Melamine, Veneer, Laminate,… giúp chống thấm nước và chịu lực tốt.
  • Giá thành phải chăng do việc gia công các loại gỗ công nghiệp không phải qua giai đoạn tẩm sấy. Đồng thời, việc lựa chọn gỗ và giá phôi cũng rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

các loại ván công nghiệp

Mỗi loại bề mặt gỗ công nghiệp sẽ mang đến phong cách khác nhau cho không gian.

3. Tìm hiểu TOP 4 các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Với công nghệ sản xuất hiện đại, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng gỗ công nghiệp. Mỗi dòng gỗ lại có đặc điểm, thành phần và quy trình sản xuất khác nhau. Để biết gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của từng dòng gỗ. 

3.1. Gỗ dăm MFC (Melamine Faced Chipboard)

Đây là dòng ván gỗ công nghiệp phủ Melamine, có nguồn gốc từ các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su, tràm… Khi thu hoạch về, gỗ sẽ được đưa vào máy nghiền nát thành dăm gỗ, sau đó trộn cùng keo chuyên dụng và ép thành các tấm ván với độ dày khác nhau như: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm và 25mm. Kích thước ván theo quy chuẩn là: 1220mm x 2440mm.

các loại ván gỗ công nghiệp

Sản phẩm được chia làm 2 loại là lõi thường và lõi xanh chống ẩm, trong đó:

  • Gỗ MFC thường: Dùng để gia công bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh.
  • Gỗ MFC lõi xanh: Có khả năng chống ẩm nên thường sử dụng làm tủ toilet, tủ bếp – những nơi có môi trường ẩm ướt và độ ẩm không khí cao.

3.2. Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)

Gỗ MDF là ván ép có tỷ lệ nén trung bình, được tạo thành từ nhánh cây, cành cây sau khi được nghiền nát, rửa trôi các tạp chất và khoáng chất nhựa. Tiếp đó, hỗn hợp này được trộn với các chất phụ gia (chất kết dính, chất chống mối mọt, paraffin wax, bột độn vô cơ) và ép thành tấm ván với độ dày đa dạng từ 3mm – 25mm. Kích thước tiêu chuẩn của ván là 1220mm x 2440mm.

gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất

Trong các loại gỗ công nghiệp hiện nay, gỗ MDF được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, khả năng chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Để sản xuất dòng gỗ mịn công nghiệp MDF thường có 2 quy trình là khô và ướt. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, dây chuyền, máy móc công nghệ khác nhau nên thành phẩm gỗ cũng không giống nhau. Chúng được chia thành 3 loại là:

  • Gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà: Như bàn trang điểm, tủ bếp, giường ngủ, tủ quần áo cửa lùa
  • Gỗ MDF chịu nước: Có thể dùng ngoài trời, những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.
  • Gỗ MDF Veneer: Được dán một lớp Veneer mỏng trên bề mặt như xoan đào, sồi, ash, căm xe… giúp sản phẩm đẹp mịn, căng phẳng như gỗ tự nhiên.

>> Dành cho bạn: 18+ mẫu bàn làm việc MDF cho không gian văn phòng hiện đại

Các sản phẩm nội thất nổi bật sử dụng gỗ MDF:

3.3. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Tấm gỗ HDF được cấu tạo từ 80 – 85% gỗ tự nhiên, còn lại là chất kết dính và các loại chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Quy trình sản xuất gỗ HDF bắt đầu bằng việc luộc, xử lý hết nhựa và sấy khô ở nhiệt độ cao 1000 – 2000 độ C. Sau đó, bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ và ép dưới áp suất cao (850 – 870 kg/cm2). Từ đó định hình thành tấm gỗ có kích thước 2.000mm x 2.400mm với độ dày từ 6mm đến 24mm, tùy theo yêu cầu.

phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Các tấm ván gỗ HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước để định hình.

Loại gỗ này không chỉ có ưu điểm cách âm, cách nhiệt tốt mà còn cho khả năng chống ẩm tương đối, nhờ kết cấu bên trong có mật độ cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ, nhà bếp hay nội thất văn phòng. Tuy nhiên, do nguyên liệu gia công gỗ HDF chủ yếu là bột gỗ tự nhiên, lại phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp nên giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp trên thị trường.

4. “Bỏ túi” mẹo phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Nhìn chung, đồ gỗ nội thất công nghiệp hiện được làm từ 3 loại thông dụng: MFC, MDF và HDF. Mỗi loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với từng hạng mục trong gia đình, văn phòng. Sau đây là cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp để bạn tham khảo:

Loại gỗGỗ MFCGỗ MDFGỗ HDF
Cách phân biệt– Ván gỗ MFC là loại ván dăm phủ nhựa Melamine có đặc điểm nổi bật là không mịn, thô ráp.

– Cốt gỗ ván dăm có nhiều loại phân biệt qua màu sắc như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen…

– Bề mặt ván gỗ MDF phẳng và nhẵn mịn, không có dăm gỗ thô to.

– Cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ.

– Mặt gỗ toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay cảm nhận rõ độ cứng, mịn, nhẵn, phẳng của gỗ.

– Hai loại lõi gồm lõi xanh chống ẩm và lõi vàng không chống ẩm.

5. Đâu là loại gỗ công nghiệp tốt nhất?

Có thể thấy, trên thị trường có đa dạng loại gỗ công nghiệp với các ưu, nhược điểm riêng phù hợp với mỗi phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Song, theo đánh giá của các chuyên gia nội thất và người tiêu dùng, gỗ MDF là dòng gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay, bởi những lợi ích nổi bật sau:

  • Có độ bám sơn, vecni cao nên thỏa thích sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…
  • Kết cấu gỗ công nghiệp MDF dẻo, chịu lực tốt cho phép tạo dáng (cong) dễ dàng, đáp ứng các sản phẩm yêu cầu tính cầu kỳ và uyển chuyển.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, co ngót và mối mọt.
  • Có độ cứng cao, tuổi thọ bền, thời gian sử dụng có thể lên tới 15 – 20 năm.
  • Bề mặt có độ phẳng mịn cao, nên dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine, Laminate.
  • Sản lượng khá ổn định và thời gian gia công nhanh nên giá thành các sản phẩm nội thất làm từ gỗ MDF được bán với giá hợp lý, phù hợp túi tiền.

các loại gỗ ép

Thiết kế phòng khách gỗ công nghiệp MDF toát lên vẻ ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên.

phân biệt gỗ mdf và mfc

Nhờ khả năng chống ẩm, chịu mối mọt tốt nên gỗ MDF không chỉ chế tác thành sản phẩm nội thất, mà còn được ốp tường, lót sàn…

so sánh các loại gỗ công nghiệp

Gỗ MDF có thể sơn nhiều màu nên tạo sự đa dạng về màu sắc cho các sản phẩm nội thất.

Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được thông tin để phân biệt các loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường. Nếu quý khách đang có nhu cầu Thiết kế & Thi công nội thất cho căn hộ, phòng ngủ, trường học, văn phòng… hãy liên hệ với Nội thất Luzo Home. Chúng tôi không chỉ cung cấp đa dạng sản phẩm nội thất được chế tác từ gỗ MFC, MDF nhập khẩu Malaysia đã qua xử lý công nghệ hiện đại, tránh hỏng do mối mọt hoặc cong vênh trong quá trình sử dụng. 

Ngoài ra, Luzo có dịch vụ đóng (sản xuất) và tùy chỉnh đồ nội thất theo yêu cầu: Kích thước, màu sắc, kiểu dáng,… với mức giá hấp dẫn. Vì thế, bạn có thể lựa chọn mẫu và đến Luzo đặt làm riêng cho mình nhé!

Liên hệ ngay với Luzo Home để được tư vấn mua hàng nhanh nhất:

  • Hotline: 687988 hoặc 0886. 687988 (Zalo, Viber, SMS).
  • Email: shop@luzo.vn
  • Website: luzo.vn
  • Showroom: 50/3 Ba Vân, Phường 14, Tân Bình, TP HCM.
  • Xưởng: 12/15H Xuân Thới Thượng, Đ. Bắc Lân 1, Hóc Môn

Gọi tư vấn

Message

Bản đồ

Zalo

 

Tư vấn nội thất nhà ở

Tư vấn bàn văn phòng

Hỗ trợ qua facebook messenger

Hotline - 08888.68.79.88

Xem bản đồ đến showroom

icon question icon close

Yêu cầu gọi lại