Mẹo chọn bàn học trẻ em đúng chuẩn bố mẹ nên biết
Bàn học trẻ em với kiểu dáng đa dạng hiện đại không chỉ tạo cảm giác thích thú học tập, tăng trí tưởng tượng mà còn đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ băn khoăn không biết nên lựa chọn thế nào để phù hợp với chiều cao con trẻ nhà mình? Vậy hãy cùng Luzo tham khảo ngay bài viết sau để bỏ túi những mẹo nhỏ hữu ích trước khi quyết định chọn mua bàn học nhé.
Chọn mua bàn học trẻ em theo đúng tiêu chí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập
Trên thị trường hiện nay các loại bàn học sinh dành cho trẻ em đều được quy định dựa vào chiều cao cũng như kích thước của căn phòng. Trong đó, bàn học trẻ em được chia theo các cấp học: bàn học cho trẻ mầm non, bàn học cho trẻ tiểu học, bàn cho học sinh cấp 2, bàn ghế học sinh cấp 3.
1. Các tiêu chí chọn bàn học cho trẻ em mẫu giáo
Kích thước của bàn học
Tùy thuộc vào mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có một kiểu dáng bàn và kích thước phù hợp. Đối với những bé đang học mẫu giáo thì độ cao bàn học hợp lý là chừng khoảng 50cm và chiều cao của ghế ngồi là 30cm. Mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn loại bàn có chức năng điều chỉnh được độ cao thấp, để khi các bé lớn vẫn có thể điều chỉnh được độ cao phù hợp.
Lựa chọn kích thước bàn học phù hợp sẽ giúp bé thoải mái hơn khi ngồi và gia tăng sự hứng thú học tập hơn
Tiêu chuẩn chọn bàn học trẻ em được Bộ Y tế quy định
Bàn học cho bé 4 tuổi | – Lựa chọn loại bàn học có ghế và bàn tách rời nhau. – Ghế phải có thành tựa lưng. |
Bàn học cho bé độ tuổi từ 1 – 5 | – Kích thước bề ngang tối thiểu của bàn là 0,4 – 0,5m. – Chiều rộng của ghế bằng 2/4 – ⅔ chiều dài đùi. – Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng. |
Bàn học cho bé 5 – 6 tuổi | – Độ cao bàn từ 48cm – 50cm – 52cm. – Độ cao ghế khoảng 26cm – 28cm – 30cm. |
Nên mua bàn học nào cho bé lớp 1 là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi đây là thời điểm con bắt đầu tiếp cận tri thức, cần chuẩn bị tốt để trẻ đạt được thành tích hiệu quả trong học tập. Dưới đây là 7 nguyên…
Chất liệu và độ an toàn
Việc lựa chọn chất liệu bàn học trẻ em kỹ càng là điều rất cần thiết bởi bàn học là nơi tiếp cận trực tiếp lên da trẻ. Đặc biệt, ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tinh nghịch. Do đó, mẹ không nên lựa chọn những loại bàn học trẻ em bằng gỗ, sắt… vì các vật liệu này có kết cấu cứng có thể vô tình khiến trẻ bị tổn thương.
Tốt nhất, với trẻ mẫu giáo mẹ nên chọn những loại bàn bằng nhựa để hạn chế va chạm với trẻ cũng như dễ dàng lau chùi sạch sẽ hơn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chọn những loại nhựa chất lượng có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, có mùi nồng nặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ.
Màu sắc bàn học cho bé
Hầu hết mọi bé đang trong độ tuổi mầm non đều bị thu hút với những bàn học có màu sắc sinh động, sặc sỡ như đỏ, xanh, vàng được trang trí cùng những họa tiết hoa lá, động vật ngộ nghĩnh. Những kiểu bàn có màu sắc tươi tắn và thiết kế độc đáo này sẽ kích thích sự phát triển trí não của trẻ. Ngoài ra, để lựa chọn được màu sắc phù hợp bạn cũng nên tìm hiểu con mình có sở thích như thế nào để vừa giúp bé khơi gợi sự hứng thú giữa việc chơi và học vừa rèn luyện được tính cách bản thân.
Tham khảo thêm:
> Các mẫu bàn học màu trắng đơn giản
> 6 mẫu bàn học Hello Kitty cực đáng yêu màu hồng
Chức năng cho bàn học của bé
Với các bé mẫu giáo thì việc lựa chọn kiểu bàn học có nhiều chức năng là điều không cần thiết. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn kiểu bàn học có nhiều ngăn nhỏ để các bé có đủ không gian để đựng sách vở cũng như đồ dùng học tập của bé.
2. 4 tiêu chí chọn bàn học trẻ em tiểu học
Kích thước của bàn học
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều sự phát triển về chiều cao liên tục thế nên việc lựa chọn bàn học trẻ em lúc này kích thước cũng phải phù hợp với vóc dáng của trẻ. Chiều cao bàn học cho các bé bước vào cấp 1 có kích thước trung bình từ 55cm – 61cm, ghế có độ cao từ 33cm – 38cm. Một bộ bàn ghế có kích thước chuẩn là chiều cao của bàn phải bằng 0,46 và chiều cao ghế ngồi tỷ lệ bằng 0,27 chiều cao học sinh.
Tiêu chuẩn chọn bàn học trẻ em được Bộ Y tế quy định
Bàn học cho bé 6-7 tuổi | – Chiều cao bàn học từ 50 – 55cm. – Chiều cao của ghế ngồi là 30cm. | – Thành tựa lưng cho các bé phải ngả về phía sau 5/100 so với đường thẳng đứng – Chiều rộng của ghế bằng 2/4 – ⅔ chiều dài đùi và bề ngang tối thiểu của bàn một chỗ ngồi là 0,4 – 0,5m.
|
Bàn học cho bé từ 7-9 tuổi | – Chiều cao của bàn học là 64cm. – Chiều cao của ghế ngồi là 35cm. |
Bàn học quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm bé cảm thấy không thoải mái khi ngồi vào bàn học
Chất liệu và độ an toàn
Đối với các bé tiểu học thì bố mẹ có thể chọn các kiểu bàn học cho trẻ em bằng gỗ hoặc nhựa có các cạnh được bo tròn để hạn chế tối đa sự chấn thương hay va chạm cho bé. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại bàn học có chất liệu bằng kim loại, sắt hoặc kính vì chúng không đảm bảo được độ an toàn và dễ làm trẻ bị thương.
Màu sắc bàn học cho bé
Giai đoạn của các bé tiểu học vô cùng quan trọng bởi đây là độ tuổi mà các bé đang dần tiếp thu và phát huy khả năng nhận thức nên việc lựa chọn màu sắc bàn học trẻ em phải dựa vào giới tính của con.
Nếu là con gái nên chọn một số màu nhẹ nhàng như trắng, hồng, xanh kết hợp những hình vẽ đáng yêu, sinh động.
Nếu là con trai nên chọn những gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng như xanh nước biển hay vàng nhạt để vừa tạo sự sống động vừa đem lại cảm giác thư giãn.
Lưu ý: Không nên lựa chọn màu sắc quá sáng, nổi bật như đỏ, tím, cam,… vì sẽ làm bé gặp hiện tượng mỏi mắt và dễ mệt mỏi khi ngồi vào bàn học.
Sắm sửa một chiếc bàn học đúng ý thích và tính cách của mỗi bé sẽ tạo thêm nhiều động lực học tập cho bé. Đối với những bé trai thì các bậc phụ huynh nên chọn những mẫu bàn học đơn giản hoặc được trang trí bằng hoạ tiết…
Chức năng cho bàn ghế tiểu học
Các bé tiểu học thường sẽ có những chương trình học mới với số lượng môn học nhiều hơn trước kia nên việc lựa chọn kiểu bàn học trẻ em cho bé nên kết hợp với giá sách, hộc tủ hoặc bàn học thông minh. Điều này giúp các bé có thêm nhiều không gian để thoải mái học tập và đựng được nhiều sách vở.
Kiểu bàn kết hợp với ngăn tủ, giá sách đem lại sự tiện lợi cho việc học tập của bé
3. Cách chọn bàn học cho trẻ THCS – THPT
Trong độ tuổi đang phát triển và có nhiều sự biến đổi về suy nghĩ và nhận thức này, bố mẹ nên quan tâm đến sở thích của trẻ, không nên ép buộc theo một phong cách hay quy chuẩn nhất định. Tuy nhiên, về kích thước bàn học sinh cấp 3 thì nên dựa trên chiều cao và thể trạng cơ thể của trẻ. Đồng thời, bố trí thêm nhiều loại kệ sách, ngăn tủ để phục vụ thêm cho nhu cầu học tập. Bên cạnh đó, diện tích bàn cũng là yếu tố cần được chú trọng vì ở độ tuổi này các bé sẽ có nhu cầu sử dụng máy tính nên cần có một không gian đủ rộng rãi để việc học đạt được kết quả tốt hơn.
4. Mẹo đặt và bố trí bàn học cho bé bố mẹ cần biết
Trước tiên bố mẹ cần đảm bảo bàn học được đặt ở vị trí yên tĩnh để bé có thể tập trung tối đa cho việc học. Hầu hết các gia đình hiện nay, các bé đều có phòng riêng và bàn học được đặt ở một góc trong căn phòng.
Đặt bàn ở vị trí có điểm tựa là bức tường vững chắc giúp tạo cảm giác yên tâm và an toàn khi ngồi học
Tiếp theo, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần lưu tâm là hướng của bàn học bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học cũng như chất lượng học tập của bé. Khi chọn hướng đặt bàn học cần lưu ý:
- Tránh đặt bàn học nằm đối diện cửa ra vào sẽ làm bé bị phân tán tư tưởng, không tập trung vào việc học.
- Không nên đặt bàn quay lưng đối diện với cửa ra vào dễ khiến tinh thần của trẻ bất an, lo lắng, gây ảnh hưởng không tốt đến việc học.
- Hạn chế đặt bàn học dưới hoặc đối diện trực tiếp điều hòa có thể khiến bé bị nhức đầu, cảm lạnh.
- Không nên đặt bàn học dựa vào cửa sổ khiến bé dễ bị giật mình, cảm giác tù túng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.
Nếu lướt một vòng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, sẽ không khó để bạn bắt gặp hình ảnh những chiếc bàn học được trang trí rất bắt mắt. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm đến việc đầu tư cho góc học…
5. 8 mẫu bàn học cho trẻ em đẹp nhất – khiến bé thích mê
5.1. Mẫu bàn học cho bé màu trắng làm từ gỗ thông
Mẫu bàn này có 2 ngăn kéo lớn để chứa máy tính xách tay, sách và vở bài tập ở trường, cộng với 2 học tủ và kệ trên cùng cho hộp bút chì, đồng hồ, đèn,…. Chính vì thế, mẫu bàn tạo cho bạn có cảm giác giống như một chiếc bàn dành cho người lớn. Tuy nhiên, ưu điểm của sản phẩm này là không bao giờ lỗi thời và bé có thể tự do sáng tạo, trang trí để mẫu bàn mang cá tính của riêng mình. Đồng thời, nhờ làm từ hỗn hợp gỗ thông, mẫu bàn này có tuổi thọ rất cao nên có thể “đồng hành” cùng bé trong suốt thời gian dài.
Thiết kế đơn giản giúp bé có nhiều không gian để lưu trữ những vật dụng cá nhân của mình ngay trên bàn
Trong số những chất liệu thiết kế bàn làm việc vô cùng đa dạng hiện nay trên thị trường thì gỗ thông là một trong những lựa chọn yêu thích của mọi người. Nhờ vào những ưu điểm về tính chất, giá cả của minh, các mẫu bàn làm việc…
5.2. Mẫu bàn học mang phong cách Scandinavian
Điểm cộng đầu tiên của mẫu bàn học đẹp này việc lắp ráp diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Cùng với đó, chân ghế và chân bàn bằng gỗ sồi rắn chắc giúp mang đến độ bền cao dù bé nhà bạn có hiếu động như thế nào.
Bàn có diện tích đủ để đặt một chiếc laptop hoặc máy tính để bàn, kèm theo một đèn để học bài. Cùng với đó, 2 hộc tủ (1 lớn và 1 nhỏ) bên dưới cũng giúp bé lưu trữ những vật dụng cần thiết. Với không gian trống bên dưới, bố mẹ có thể tận dụng để chứa những giỏ đồ chơi của bé.
Bàn học phong cách Scandinavian trẻ trung, đơn giản rất phù hợp với những bé hiếu động.
5.3. Bộ bàn học cho bé phong cách cổ điển với gỗ và kim loại
Sản phẩm này được làm chủ yếu từ kim loại và gỗ với vẻ ngoài đặc trưng của bộ bàn ghế dành cho các bé học sinh. Theo đó, chiếc kệ ẩn dưới bàn là nơi lý tưởng để cất giữ vở và sách tô màu. Ngoài ra, mẫu bàn này này cũng có ưu điểm là việc vệ sinh và làm sạch bàn vô cùng đơn giản, dễ dàng.
Mẫu bàn này phù hợp cho cả bé trai và bé gái có tinh cách hướng nội.
5.4. Bàn học cho bé chơi bằng gỗ hình heo Peppa
Nếu bạn đang tìm mua bàn ghế học sinh có thiết kế vui nhộn nhằm giúp bé “hứng thú” hơn với việc học ngay từ đầu cấp 1 thì đây là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Mẫu bàn này được trang trí với đầy màu sắc và có hình tượng của nhân vật heo Peppa được rất nhiều bé nhỏ yêu thích.
Mặc dù được làm từ chất liệu gỗ và sơn an toàn với các bé, thế nhưng mẫu bàn này không thật sự phù hợp để sử dụng lâu dài. Nguyên nhân là bởi mẫu bàn này khó điều chỉnh được không gian ngồi trong khi các bé lớn rất nhanh. Vì thế, mẫu bàn này chỉ thích hợp dùng để tạo thói quen ngồi vào bàn học cho các bé tiểu học.
Thiết kế của mẫu bàn này sẽ giúp bé dần dần tạo thói quen ngồi vào bàn và học bài.
5.5. Bàn học cho bé cao cấp kết hợp 3 tủ
Mẫu bàn này lấy cảm hứng từ bàn trang điểm của người lớn, được điều chỉnh kích thước để phù hợp với các bé. Các ngăn kéo sâu và rộng rãi giúp bé có thể sắp xếp tất cả các vở bài tập một cách gọn gàng. Mặc dù giá bàn ghế học sinh này cao nhưng bé có thể thoải mái sử dụng trong nhiều năm.
Mẫu bàn này rất phù hợp cho những căn phòng thiết kế dạng công chúa cho các bé gái
5.6. Mẫu bàn học cho bé có hộc tủ ẩn
Mẫu bàn này được thiết kế cho trẻ em từ 3 – 8 tuổi. Bố mẹ có thể mua mẫu bàn này để cho bé luyện chữ viết tay hoặc vẽ tranh. Sau khi hoàn thành xong bài tập, bé có thể cất bài tập và dụng cụ vào hộc tủ ẩn bên dưới mặt bàn. Nhờ đó, bàn lúc này cũng trông gọn gàng và sạch sẽ.
Để lấy những gì mình cần, bé chỉ cần mở mặt bàn lên là được
5.7. Bộ bàn kết hợp nơi để đồ chơi
Không chỉ là bộ bàn học thông thường, mẫu bàn này còn là nơi để lưu trữ đồ chơi một cách tuyệt vời. Sau khi học xong, bé có thể chơi ngay tại bàn. Nhờ đó, bố mẹ sẽ có nhiều thời gian để nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa hơn. Ngoài ra, mẫu bàn này còn kích thích khả năng sáng tạo của bé thông qua việc bé tự tay trang trí bàn của mình.
Mẫu bàn này có thiết kế vô cùng thông minh: vừa không chiếm nhiều diện tích, vừa giúp bé thoải mái sáng tạo
5.8. Mẫu bàn thông minh
Nhỏ gọn và thông minh là những gì mà mẫu bàn này mang lại. Bé có thể sử dụng mẫu bàn này trong nhiều năm bởi cả ghế và bàn đều có thể điều chỉnh độ cao. Đồng thời, mặt bàn cũng nghiêng nếu cần – dù là vẽ hay viết để giúp bé bảo vệ xương sống tốt hơn. Hơn nữa, vì nó rất nhỏ gọn và nhẹ, bạn có thể di chuyển nó trong phòng hoặc nhà khi cần thiết.
Thiết kế độc đáo này giúp bảo vệ hệ xương non nớt của bé cũng như giảm nguy cơ mắc tật cận thị cho bé
Tư thế ngồi học không đúng cách, ngồi lâu trước máy tính không vận động và ánh sáng của đèn máy tính sẽ gây hiện tượng mỏi mắt, cận thị và các bệnh về cột sống. Chính vì thế, bàn học rất quan trọng đến sự phát triển của bé.…
6. Lưu ý nào cần biết khi mua bàn học cho trẻ em?
Thương hiệu uy tín
Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã cũng như các đơn vị sản xuất bàn học cho trẻ, đem lại đa dạng sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và có chế độ bảo hành lâu dài, bố mẹ nên chọn mua bàn học trẻ em ở các cơ sở sản xuất uy tín. Điều này không chỉ giúp hạn chế những hỏng hóc có thể xảy ra mà còn bảo vệ bé khỏi những rủi ro trong quá trình sử dụng.
Giá cả phù hợp
Với mong muốn đem đến những sản phẩm chất lượng cho “mầm non tương lai”, các nhà sản xuất đã cho ra đa dạng mẫu bàn từ phân khúc bình dân đến cao cấp. Thông thường, giá bàn học trẻ em TPHCM dao động trong khoảng 450.000 – 3.500.000 rất phù hợp với nhu cầu tài chính của các bố mẹ. Bên cạnh đó, nếu lựa chọn đúng địa điểm mua, sản phẩm sẽ có mức giá siêu hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi khác đi kèm.
Nên mua bàn tách liền với ghế để trẻ thoải mái và thuận tiện hơn trong việc di chuyển qua lại để lấy đồ dùng học tập
Có thể thấy rằng, bàn học là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình phát triển của các bé. Việc lựa chọn bàn học có kích cỡ phù hợp với trẻ là điều vô cùng quan trọng. Rất hy vọng qua bài viết này các bố mẹ sẽ có được những mẹo hữu ích khi chọn mua bàn cho trẻ. Một chiếc bàn học trẻ em đẹp và vừa vặn trong góc học tập sẽ giúp bé thêm yêu thích việc học tập hơn, đem lại tinh thần thoải mái cho các bé.
Nội thất Luzo Home
- Website: https://luzo.vn/
- Showroom: 131 Ba Vân, Phường 14, Tân Bình, TP HCM
- Hotline:68.79.88 (zalo, viber, sms)
- Email: shop@luzo.vn
- Xưởng: 621/57 Trần Thị Hè, phường Hiệp Thành, Quận 12, TP HCM